Top Ad unit 728 × 90

Hàm Vlookup trong Excel mới nhất


VLOOKUP là một trong những hàm Excel hữu ích nhất nhưng lại ít người hiểu về nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hàm VLOOKUP bằng các ví dụ thực tế, như xếp loại học sinh, nhân viên bằng cách dùng hàm VLOOKUP.
Hàm VLOOKUP là gì?
Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm dữ liệu trong Excel. Tôi giả định rằng bạn đã có kiến thức nền về Excel và có thể sử dụng những hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, và TODAY. Một trong những chức năng thông dụng nhất của VLOOKUP là một hàm dữ liệu, nghĩa là nó sẽ hoạt động dựa trên những bảng cơ sở dữ liệu hoặc đơn giản hơn là danh sách các hạng mục. Danh sách có rất nhiều loại. Bạn có thể lập bảng về nhân sự trong công ty, các loại mặt hàng sản phẩm, danh sách khách hàng, hoặc bất kỳ cái gì cũng được. Và dưới đây là danh sách những sản phẩm của công ty A đang bán trên thị trường:

Bảng cơ sở dữ liệu thường có những dấu hiệu nhận biết cho từng sản phẩm. Ở bảng dữ liệu trên, dấu hiệu nhận biết đặc biệt là cột "Tên hàng" (Mã sản phẩm). Chú ý: Để có thể sử dụng hàm VLOOKUP thì bảng dữ liệu phải có cột chứa dấu hiệu nhận biết như hoặc ID, và buộc phải là cột đầu tiên như bảng trên.

Công thức của hàm VLOOKUP trong Excel 2016, 2013, 2010, 2007, 2003

Hàm Vlookup có cấu trúc như sau:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, [Range_lookup])

Giải thích: – Lookup_value: Giá trị cần dò tìm.
– Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm, bạn cần F4 để Fix cố định giá trị cho mục đích copy công thức tự động.
– Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm.
– Range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so chính xác hay so tương đổi với bảng giới hạn.
+ Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): So tương đối.
+ Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): So chính xác.
+ Nếu bỏ qua giá trị này thì Excel hiểu là Range_lookup = 1
• Vậy khi nào thì sử dụng hàm Vlookup và khi nào dùng hàm Hlookup?
Đơn giản thôi, nếu bảng giới hạn dò tìm xếp dọc như ví dụ dưới đây thì ta dùng hàm Vlookup, còn bảng giới hạn dò tìm là ngang thì ta dùng hàm Hlookup, vậy bạn chỉ cần nhớ V – dọc, H – ngang.

VD1: Sử dụng hàm VLOOKUP để đánh giá xếp loại của học sinh, nhân viên:

Giả sử, bạn có bảng điểm học sinh như sau:





STT

Họ và tên

Điểm TB

Xếp loại

1

Nguyễn Hoàng Anh

9.1

 

2

Trần Vân Anh

8.3

 

3

Nguyễn Quanh Vinh

9.5

 

4

Trần Hồng Quang

8.6

 

5

Đỗ Thanh Hoa

5.0

 

6

Lê Hồng Ngọc

4.5

 

7

Đoàn Thanh Vân

7.2

 

8

Ngô Ngọc Bích

0.0

 

9

Hoàng Thu Thảo

6.6

 

10

Đinh Minh Đức

8.7

 





Và bảng quy định xếp loại như sau:






Quy định xếp loại



0

Yếu



5.5

Trung bình



7

Khá



8.5

Giỏi





Video hướng dẫn dùng hàm VLOOKUP

Giờ ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để nhập xếp loại cho các học sinh. Bạn để ý thấy rằng bảng quy định xếp loại đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (từ yếu đến giỏi) nên trong trường hợp này ta có thể dùng dò tìm tương đối.
Trong Excel 2 bảng này được trình bày như sau:

Ở đây, giá trị cần dò tìm nằm ở cột C, bắt đầu từ dòng thứ 6. Phạm vi tìm kiếm là $A$18:$B$21, thứ tự cột chứa giá trị dò tìm là 2.
Tại ô D6, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,1). Đây là công thức dò tìm tương đối, bạn có thể thực hiện dò tìm tuyệt đối nếu muốn (hoặc do bảng xếp loại chưa được sắp xếp theo thứ tự) bằng cách thêm 0 vào công thức như thế này: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,0). Nhấn Enter.
Nhấp chuột vào ô D6, xuất hiện ô vuông nhỏ ở góc dưới bên phải, bạn nhấp chuột vào đó và kéo dọc xuống hết bảng để sao chép công thức xếp loại cho những học sinh còn lại.
Khi đó, ta có kết quả dùng hàm VLOOKUP để xếp loại học lực học sinh như sau:
Bạn có thắc mắc tại sao phải sử dụng $ trước C6 không? $ sẽ giúp cố định cột C, chỉ thay đổi các hàng khi bạn kéo công thức xuống toàn bảng. Còn $A$18:$B$21 để giúp cố định bảng quy định xếp loại, khiến nó không bị thay đổi khi bạn kéo công thức.

VD2: Sử dụng VLOOKUP dò tìm tuyệt đối để lấy dữ liệu

Giả sử, bạn có một bảng dữ liệu nhân viên, lưu trữ mã nhân viên, họ tên, chức vụ. Một bảng khác lưu trữ mã nhân viên, quê quán, trình độ học vấn. Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán, trình độ học vấn cho từng nhân viên thì phải làm như thế nào?
Giả sử bạn có bảng nhân viên và quê quán nhân viên như sau:
Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán cho nhân viên. Tại ô D4, bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối như sau: =Vlookup($A4,$A$16:$C$25,2,0)
Rồi nhấn Enter. Nhấp vào ô vuông nhỏ xuất hiện dưới góc ô D4 và kéo xuống toàn bảng để sao chép công thức cho các nhân viên khác.
Để điền thông tin trình độ cho các nhân viên, tại ô E4 bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối: =VLOOKUP($A4,$A$16:$C$25,3,0)
Bạn tiếp tục nhấn Enter và kéo xuống để sao chép công thức cho những nhân viên còn lại, ta sẽ được kết quả như sau:
VD3: Dùng VLOOKUP để trích xuất dữ liệu

Tiếp tục với bộ dữ liệu của ví dụ 2, giờ ta sẽ đi tìm quê quán của 3 nhân viên là Nguyễn Hoàng Anh, Trần Vân Anh và Nguyễn Quang Vinh. Mình đã trích xuất ra thành một bảng mới F15:G18.
Việc dò tìm này mình sẽ thực hiện trên bảng A3:E13, sau khi đã được điền quê quán và trình độ. Lúc này, bạn nhập công thức dò tìm tuyệt đối sau vào ô G16: =VLOOKUP($F16,$B$3:$E$13,3,0) > nhấn Enter.
Sao chép công thức cho 2 nhân viên còn lại ta được kết quả như sau:
Lưu ý trong ví dụ này, giá trị dò tìm nằm ở cột B, vì thế vùng dò tìm ta tính từ cột B mà không tính từ cột A.

VD4: Dùng hàm VLOOKUP trên 2 sheet Excel khác nhau

Quay lại với bộ dữ liệu ở ví dụ 2 sau khi nhân viên được điền xong trình độ và quê quán, ta đặt tên cho sheet là QTM.
Ở một sheet khác của bảng tính, đặt tên là QTM1, bạn cần lấy thông tin về trình độ và chức vụ của nhân viên với thứ tự sắp xếp của nhân viên đã thay đổi. Đây mới là lúc bạn thấy được sức mạnh thực sự của hàm VLOOKUP.
Để dò tìm dữ liệu về "Trình độ" của nhân viên, bạn nhập công thức: =VLOOKUP($B4,QTM!$B$3:$E$13,4,0) vào ô C4 của sheet QTM1.
Trong đó:
        B4: là cột chứa giá trị dùng để dò tìm.
        QTM!: là tên sheet chứa bảng có giá trị cần dò tìm, sau tên sheet bạn thêm dấu !
        $B$3:$E$13: là bảng chứa giá trị dò tìm và sheet chứa bảng (QTM).
        4: là số thứ tự của cột "Trình độ", tính từ cột "Họ và tên" trên sheet QTM.
        0: là dò tìm tuyệt đối.
Nhấn Enter, rồi sao chép công thức cho toàn bộ nhân viên còn lại trong bảng, ta được kết quả như sau:
Để dò tìm dữ liệu "Chức vụ" của nhân viên, tại ô D4 của sheet QTM1, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($B4,QTM!$B$3:$E$13,2,0), nhấn Enter.
Sao chép công thức cho các nhân viên còn lại, ta được như sau:
Sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?
• Trước tiên chúng ta cần tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi "chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?".
• Hàm VLOOKUP được sử dụng để hỗ trợ tra cứu thông tin trong một trường dữ liệu hoặc danh sách dựa vào những mã định danh có sẵn.
Ví dụ: chèn hàm VLOOKUP kèm theo mã sản phẩm vào một bảng tính khác, nó sẽ hiển thị thông tin của sản phẩm tương ứng với mã đó. Những thông tin đó có thể là mô tả, giá thành, số lượng tồn kho, tùy theo nội dung công thức mà bạn viết.
• Lượng thông tin cần tìm càng nhỏ thì khi viết hàm VLOOKUP sẽ càng khó khăn hơn. Thông thường bạn sẽ sử dụng hàm này vào một bảng tính tái sử dụng như mẫu. Mỗi lần nhập mã sản phẩm thích hợp, hệ thống sẽ truy xuất tất cả những thông tin cần thiết về sản phẩm tương ứng.

Không có nhận xét nào:

» Chèn ảnh [img] Link ảnh [/img]
» Chèn Nhạc [nct] Link bài hát [/nct]
» Chèn Video [youtube] Link Video Youtube [/youtube]
» Tham gia Cộng tác viên tại đây
» Ý kiến đóng góp, vui lòng Liên hệ

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.